TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG PHAY MẶT PHẲNG.

Thép Senco giới thiệu đến các bạn các phương pháp phay mặt phẳng. Phương pháp này sử dụng dao phay có nhiều lưỡi cắt tham gia cắt gọt cho nên phương pháp Phay sẽ đạt năng suất cao, tuy nhiên thì độ chính xác và nhẵn bóng thì không cao lắm.

Trong máy Phay có thể phay được nhiều biên dạng bề mặt khác nhau: mặt phẳng, gờ lồi, các rãnh, các mặt định hình, gia công các mặt tròn xoay, trục then hoa,…gia công ren , bánh răng và đặc biệt đối với máy phay CNC thì có thế gia công được nhiều biên dạng và bề mặt phức phạp hơn…. tuy nhiên phương pháp Phay mặt phẳng mặc dù đơn giản nhưng vẫn được sử dụng nhiều và thông dụng nhất. Dưới đây là các phương pháp gia công phay mặt phẳng.

1. Phay mặt phẳng bằng dao phay trụ

  • Dao Phay trụ răng thẳng: Đăc điểm lưỡi cắt của dao không liên tục dẫn đến va đập và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bề mặt. Chính vì vậy dao phay trụ răng thẳng thường chỉ được sử dụng cho Phay thô

  • Dao Phay tru răng xoắn: Với đặc điểm là lưỡi cắt nghiêng xoắn thì lực cắt êm hơn và rung động nhỏ hơn, vì thế độ chính xác cao hơn nên được sử dụng cho gia công tinh. tuy nhiên nhược điểm của dao phay răng trụ răng xoắn là lực cắt khi Phay thì ngoài các thành phần giống như dao phay trụ răng thẳng thì còn có lực dọc trục và lực dọc trục này thương làm ảnh hưởng đến ổ bi gây hiện tượng kẹt bi. Và giải pháp là sử dụng 2 dao trụ răng xoắn đối nhau sẽ khử được lực dọc trục.

2. Phay mặt phẳng bằng dao Phay mặt đầu

*Đặc điểm: Dao phay mặt đầu thường có 2 loại là Dao phay mặt đầu liền khối, tức là dao có cấu tạo liền khối bằng thép gió và Dao phay mặt đầu ghép mảnh với răng dao được ghép với các mảnh hợp kim cứng. Ngày nay thì thương sử dụng dao phay mặt đầu ghép mảnh hợp kim cứng vì cho năng xuất rất cao và khi bị hỏng me lưỡi cắt thì chỉ cần thay mảnh dao mới, tiết kiệm được vật liệu và thời gian mài dao.

* Ưu điểm:

  • Độ cứng vững cao hơn các lạo dao khác vì đường kính dao lơn, trục gá dao ngắn và nhiều lưỡi cắt cùng tham gia cắt và gia công đồng thời nhiều bề mặt
  • Việc gắn mảnh dao, mỗi mảnh dao thường có nhiều lưỡi cắt (từ 2-6 lưỡi) -> dễ thay thế và mài lại khi mài mòn

* Nhược điểm: 

  • Rung động lớn, phải tính toán gá đặt làm sao để nâng cao độ cứng vững.

* Phạm vi sử dụng: 

  • Với đường kính của dao có thể lớn, cho nên có thể gia công bề mặt lớn nhỏ với nhiều kích thước khác nhau
  • Năng xuất cao

* Một số biện pháp công nghệ: 

  • Với dao phay mặt đầu có thể cắt cả chu vi bằng cách sử dụng dao cắt hoặc mảnh dao lưỡi cắt hướng chu vi
  • Sử dụng pháy phay ngang phay mặt đầu.

3. Phay mặt đầu bằng dao phay ngón hoặc dao phay đĩa

Vì kích thước đường kính của dao thường là không lớn lắm nên năng suất không được cao, chính vì vậy ít dùng và theo điều kiện cơ sở vật chất của xưởng hoặc thường dùng để Phay rãnh

4. Biện pháp nâng cao năng suất khi Phay

  • Gá nhiều dao để gia công đồng thời nhiều bề mặt, khi đo phảy chú ý đến công suất máy phải lớn
  • Phay nhiều chi tiết trên một lần gá
  • Sử dụng đồ gá thích hợp để giảm thời gian phụ.
  • Ngoài ra một số phương pháp khác như cách lựa chọn dao phay, đường kính dao phay hợp lý….

Trên đây là bài giới thiệu và phân tích về các phương pháp phay mặt phẳng được sử dụng trong ngành cơ khí chế tạo máy, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng phương pháp Phay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button