KHUÔN ĐÚC |
Để đúc các chi tiết bằng cách rót kim loại nóng chảy vào lòng khuôn.
![]() | ![]() | ![]() | ||
(1) Lắp ráp khuôn | (2)Rót kim loại lỏng | (3) Mở khuôn sau khi được làm nguội |
- Các sản phẩm điển hình
Thân động cơ, bộ phân phối, cổ xả, bánh xe, những pho tượng nhỏ
RÈN DẬP |
Tạo hình bằng cách dập vật liệu trong khuôn dập.
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | |||
(1) Cấp liệu | (2) Dập sơ bộ | (3) Dập lần cuối | (4)Hoàn thành |
- Các sản phẩm điển hình
Các sản phẩm cần độ bền cao như là trục khuỷu, tay biên, hoặc khớp nối.
Nội dung cụ thể:
Phương pháp rèn vật liệu đã được nung nóng trước được gọi là rèn nóng.
Ngoài ra, phương pháp dập vật liệu mà không cần nung nó lên được gọi là dập nguội: Dập nguội được sử dụng để dập vật liệu mềm như nhôm chẳng hạn.
KHUÔN ÉP |
Dập bằng cách ép một tấm áp vào lòng khuôn (Thường dùng với kim loại tấm).
![]() | ![]() | ![]() | ||
(1) Cấp liệu | (2) Ép khuôn | (3)Hoàn thành |
- Các sản phẩm điển hình
Khung thân xe, cánh cửa, vành xe thép, khay bằng nhôm, ca, cốc.
Nội dung cụ thể:
Các nguyên công trên khuôn ép bao gồm uốn tạo hình, cắt xén (loại bỏ những phần không cần thiết), lên vành gờ và tạo hình nốt những phần còn lại.
Một số bộ phận được dập thông qua một vài công đoạn. Phương pháp ép liên tục được sử dụng để thực hiện các công đoạn liên tiếp này.
KHUÔN ĐÚC ÁP LỰC |
Đúc bằng cách nén kim loại lỏng và phun nó vào khuôn.
![]() | ![]() | ![]() | ||
(1) Lắp ráp khuôn | (2)Phun kim loại lỏng nhờ áp lực | (3) mở khuôn và làm nguội |
- Những sản phẩm điển hình
Những sản phẩm bằng nhôm như các bộ phận của động cơ, các chi tiết chính xác.
KHUÔN NHỰA |
Khuôn ép chất dẻo được sử dụng để đúc những chi tiết bằng cách nung nóng chảy vật liệu chẳng hạn như chất dẻo và ép vào trong khuôn.
Khuôn ép chất dẻo được sử dụng cho nhiều phương pháp khác nhau như là đúc phun ép, ép nhựa và đùn. Về đúc phun ép ta sẽ học sau. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về các phương pháp khác ở đây.
- Sản phẩm điển hình
Sản phẩm chất dẻo như là đồ điện gia dụng, nội thất ôtô hoặc các sản phẩm chất dẻo nói chung như là chai nhựa.
Ép nhựa |
Đúc bằng cách đặt vật liệu vào trong khuôn rồi ép nó.
![]() | ![]() | ![]() | ||
(1) Đặt vật liệu | (2) Ép, đóng khuôn và nén | (3) Mở khuôn |
Nội dung cụ thể:
Bây giờ chúng ta hãy xem quy trình cụ thể
Quy trình
Đặt một lượng phù hợp vật liệu đúc là bột chất dẻo nhiệt rắn(thermosetting plastics) vào trong khuôn.
Đóng khuôn trên và sau đó nung nóng lên và nén khuôn.
Vật liệu sẽ mềm ra và điền đầy khuôn.
Vật liệu đông đặc hoàn toàn với nhiệt độ và áp suất dư.
Mở khuôn và tháo chi tiết ra nhờ chốt đẩy.
Ưu điểm
Khi mà vật liệu đúc được đặt vào trong khuôn, nó sẽ không di chuyển và biến dạng của các chi tiết có thể được giảm đi. Khi mà áp lực để kẹp khuôn được ép trực tiếp vào vật liệu đúc, có thể đạt được các chi ti ết chính xác. Không cần có cổng phun, không hạn chế về loại vật liệu đúc( hạt nhỏ, bột, vân vân…). Bởi vậy nó được sử dụng để đúc chất dẻo nhiệt rắn. Do kết cấu đơn giản, giá thành thiết bị có thể giảm.
Nhược điểm
Nếu nung nóng khi khuôn không đóng hoàn toàn hoặc áp suất lớn quá vật liệu đúc có thể rò qua khuôn. Nếu vật liệu đúc đặt vào quá nhiều nó có thể tràn ra ngoài. Có nhiều bavia được sinh ra.